Cổng thông tin điện tử trường THPT Đức Trọnghttp://thptductrong.edu.vn/home/uploads/logodt.png
Thứ hai - 10/04/2023 23:07
Thực hiện kế hoạch số 38/KH- SGDĐT về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” trong ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng năm 2023
Ngộ độc thực phẩm là bệnh do các vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất.Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe được tốt, thì 10 nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp chúng ta phòng tránh được ngộ độc thực phẩm trong ăn uống hàng ngày. Vì vậy, chúng ta cần tuân tủ các nguyên tắc sau: 1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phảiđược ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn. 2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C. 3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. 4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn qgiữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. 5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại. 6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn. 7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn. 8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại. 9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. 10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, các thầy cô giáo và các em học sinh cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn,…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử trí kịp thời và đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện. Tích cực hưởng ứng về “Tháng hành động an toàn thực phẩm”, nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân mọi người, mọi nhà cần chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội./.